Mạch đảo chiều động cơ điện ba pha là gì? Nguyên lý và ứng dụng

Mạch đảo chiều động cơ điện 3 pha là một trong những công nghệ cốt lõi trong ngành tự động hóa. Nhờ khả năng thay đổi linh hoạt hướng quay của động cơ, mạch đảo chiều đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong nhiều thiết bị và hệ thống, từ các nhà máy sản xuất quy mô lớn đến các thiết bị gia dụng thông thường. Bài viết dưới đây của Dubai Electric sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động, cấu tạo và các ứng dụng đa dạng của mạch đảo chiều. Cùng theo dõi nhé!

Mạch đảo chiều động cơ điện ba pha là gì?

Mạch đảo chiều động cơ điện ba pha (hay còn được gọi là mạch đảo chiều điều khiển động cơ ba pha) là một hệ thống điều khiển được sử dụng để thay đổi hướng quay của động cơ điện ba pha. Động cơ điện ba pha thường có thể quay theo hai hướng, gọi là quay thuận và quay ngược. Bằng cách sử dụng mạch đảo chiều động cơ, ta có thể thay đổi hướng quay của động cơ điện ba pha một cách linh hoạt.

Nguyên lý hoạt động của mạch đảo chiều 3 pha

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mạch đảo chiều 3 pha
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mạch đảo chiều 3 pha

Mạch động lực (sơ đồ bên trái của hình bên trên):

  • Nguồn điện 3 pha được kết nối vào các tiếp điểm chính 1, 3, 5 của MCCB (Moulded Case Circuit Breakers).
  • Các tiếp điểm chính 2, 4, 6 của MCCB được nối với 3 tiếp điểm chính 1, 3, 5 của Công tắc tơ (Contactor) KT, KN.
  • Tiếp điểm chính 2, 4, 6 của Công tắc tơ KT được kết nối theo thứ tự với 3 tiếp điểm chính 1, 3, 5 của Rơ le nhiệt (Overload Relay).
  • Tiếp điểm chính 2, 4, 6 của Công tắc tơ KT cũng được nối theo thứ tự với 3 tiếp điểm chính 5, 3, 1 của Rơ le nhiệt.
  • Các tiếp điểm chính 2, 4, 6 của Rơ le nhiệt được kết nối với 3 đầu dây U1, V1, W1 của động cơ 3 pha. Dây PE của động cơ được nối với dây PE của nguồn.

Mạch điều khiển (sơ đồ bên phải của hình bên trên):

Dây pha L:

  • Dây pha L của nguồn được kết nối với MCB (Miniature Circuit Breaker) và sau đó kết nối với tiếp điểm thường đóng 95 của Rơ le nhiệt.
  • Tiếp điểm thường đóng 96 của Rơ le nhiệt kết nối với tiếp điểm thường đóng 1 của nút nhấn OFF.
  • Tiếp điểm thường đóng 2 của nút nhấn OFF được kết nối với tiếp điểm thường mở 3 của nút nhấn ONT và ONN, đồng thời kết nối với tiếp điểm thường mở 13 của KT và KN.
  • Tiếp điểm thường mở 4 của nút nhấn ONT được kết nối với tiếp điểm thường đóng 21 của Công tắc tơ KN. Tiếp điểm 22 của KN kết nối với tiếp điểm thường mở 14 của KT và A1 của cuộn dây Công tắc tơ KT.
  • Tiếp điểm thường mở 4 của nút nhấn ONN được kết nối với tiếp điểm thường đóng 21 của Công tắc tơ KT. Tiếp điểm 22 của KT kết nối với tiếp điểm thường mở 14 của KN và A1 của cuộn dây Công tắc tơ KN.

Dây trung tính N và Đèn tín hiệu:

  • Dây trung tính của nguồn được kết nối với MCB.
  • Tiếp điểm A2 của cuộn dây Công tắc tơ KT và KN, cũng như tiếp điểm 97 thường mở của Rơ le nhiệt, được kết nối vào dây trung tính N.
  • Đèn Vàng: X1 kết nối với dây pha, X2 kết nối với trung tính N. Đèn sẽ sáng khi mạch điều khiển được cấp nguồn.
  • Đèn Xanh T: X1 kết nối với tiếp điểm thường mở 4 của nút nhấn ONT, X2 kết nối với trung tính N. Đèn sáng khi động cơ chạy thuận.
  • Đèn Xanh N: X1 kết nối với tiếp điểm thường mở 4 của nút nhấn ONN, X2 kết nối với trung tính N. Đèn sáng khi động cơ chạy nghịch.
  • Đèn Đỏ: X1 kết nối với dây pha, X2 kết nối với tiếp điểm 98 thường mở của Rơ le nhiệt. Đèn sáng khi động cơ quá tải.

Nguyên tắc hoạt động:

  • Khi đóng cầu đấu (CD), mạch được cấp điện. Để động cơ quay theo chiều thuận, ta ấn nút MT. Công tắc tơ T sẽ có điện, đồng thời đóng tiếp điểm thường mở T(3-4) để duy trì nguồn cấp cho cuộn dây của công tắc tơ T. Đồng thời, tiếp điểm thường đóng T(7-8) mở để tránh sự tác động đồng thời từ công tắc tơ N.
  • Đồng thời, các tiếp điểm thường mở T trong mạch động lực sẽ đóng, cấp điện cho động cơ Đ để quay theo chiều thuận.
  • Để động cơ quay theo chiều ngược, ta ấn nút MN. Công tắc tơ N sẽ có điện, đồng thời đóng tiếp điểm thường mở N(6-7) để duy trì nguồn cấp cho cuộn dây của công tắc tơ N. Đồng thời, tiếp điểm thường đóng N(4-5) mở để tránh sự tác động đồng thời từ công tắc tơ T.
  • Đồng thời, các tiếp điểm thường mở N trong mạch động lực sẽ đóng, cấp điện cho động cơ Đ để quay theo chiều ngược lại.
  • Để dừng động cơ, ta ấn nút D. Công tắc tơ T (hoặc N) sẽ mất điện, động cơ sẽ được ngắt kết nối với nguồn và dừng lại tự do.
  • Để bảo vệ động cơ khi xảy ra sự cố quá tải, ta sử dụng rơ le nhiệt và các đèn báo tín hiệu. Mạch điện cũng được thiết kế có chế độ làm việc, và yêu cầu sử dụng khóa chéo để tránh làm hỏng động cơ khi thực hiện đảo chiều.

Sơ đồ đi dây

Sơ đồ đi dây của mạch đảo chiều động cơ 3 pha
Sơ đồ đi dây của mạch đảo chiều động cơ 3 pha

Sơ đồ đấu nối thực tế các thiết bị

Sơ đồ đấu nối thực tế các thiết bị
Sơ đồ đấu nối thực tế các thiết bị

Ứng dụng của mạch đảo chiều động cơ ba pha

Mạch đảo chiều động cơ điện ba pha rất phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp và dân dụng, nơi cần điều khiển hướng quay của động cơ điện ba pha như trong các hệ thống cơ khí, cơ điện tử, bơm nước, quạt công nghiệp, và nhiều ứng dụng khác.

Mạch đảo chiều động cơ 3 pha đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, mạch đảo chiều ngày càng được cải tiến và ứng dụng rộng rãi hơn nữa. Theo dõi thêm Dubai Electric để nhận những thông tin hữu ích về kiến thức cơ khí khác nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *